Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Để hoạt động diễn ra đúng luật bạn cần đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh đúng hồ sơ, thủ tục pháp lý.

1. Địa điểm kinh doanh là gì?

Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh cụ thể như giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ.

Địa điểm kinh doanh có giấy chứng nhận hoạt động riêng. Mọi hoạt động của địa điểm kinh doanh đều phụ thuộc vào công ty mẹ hoặc chi nhánh chủ quản (hạch toán phụ thuộc).

Doanh nghiệp có thể đăng ký nhiều địa điểm kinh doanh trong cùng 1 tỉnh thành hoặc ở nhiều tỉnh thành khác nhau mà không bị giới hạn số lượng.

thành lập địa điểm kinh doanh

2. Điều kiện thành lập địa điểm kinh doanh

  • Tên của địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”.
  • Địa điểm kinh doanh không được đặt tại tòa nhà chung cư, nhà tập thể (theo quy định của Luật nhà ở).
  • Ngành nghề của địa điểm kinh doanh phải lấy từ ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Trường hợp địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề yêu cầu về giấy phép con (ví dụ: kinh doanh thực phẩm), Phương Thịnh Phát sẽ tư vấn và hỗ trợ làm giấy phép con sau khi thành lập địa điểm kinh doanh nếu doanh nghiệp có nhu cầu.

3. Quy trình đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh

Quy trình thành lập địa điểm kinh doanh như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh (ĐĐKD)

Thành phần hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm:

  • Thông báo lập địa điểm kinh doanh (do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký nếu ĐĐKD trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký nếu ĐĐKD trực thuộc chi nhánh).
  • Giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ.
  • Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của người nộp hồ sơ.
  • Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT

Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ theo 2 cách sau:

  • Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh.
  • Cách 2: Nộp hồ sơ online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng.

Lưu ý: Tại nhiều tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Phòng Đăng ký kinh doanh chỉ nhận hồ sơ online, không nhận hồ sơ trực tiếp.

Bước 3: Nhận kết quả

Thời hạn giải quyết hồ sơ: 5-7 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ và nộp lại.

Bước 4: Đăng bố cáo trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải thực hiện công bố về việc thành lập địa điểm kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh.

thành lập địa điểm kinh doanh
Phương Thịnh Phát hỗ trợ xử lý nhanh gọn và đầy đủ các thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

4. Những lưu ý cần biết khi thành lập địa điểm kinh doanh

  • Một doanh nghiệp có thể mở nhiều địa điểm địa kinh doanh của công ty hoặc địa điểm kinh doanh của chi nhánh trong cùng tỉnh hoặc khác tỉnh, thành phố.
  • Địa điểm kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ đóng lệ phí môn bài là 1.000.000đ/năm.
  • Treo biển hiệu tại địa điểm kinh doanh sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh. Trường hợp không treo biển hiệu doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính hoặc đóng mã số thuế.

Tất cả các chuyên viên ở Phương Thịnh Phát đều có nghiệp vụ cao cùng bề dày kinh nghiệm. Bên cạnh hỗ trợ thành lập địa điểm kinh doanh, quý khách hàng nếu cần hỗ trợ pháp lý thành lập công ty, thay đổi đăng ký kinh doanh, dịch vụ kế toán thuế, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất qua Hotline: 091.3333.423 hoặc 0968.718.063